Đang tải dữ liệu ...
Trang chủ

Chính sách cấp phép Microsoft

Dưới đây là các hình thức cấp phép, việc quyết định số lượng License, Hướng dẫn kích hoạt sản phẩm và các câu hỏi thường gặp về license của các sản phẩm của Microsoft tại thị trường Việt Nam

 

 



Tại Việt Nam Microsoft cung cấp các sản phẩm theo 3 dạng giấy phép OEM, OLP, FPP. Với mỗi sản phẩm thì đều có các chương trình cấp phép đi cùng nó.

 - OEM: Các phần mềm được cài đặt sẵn trên máy tính từ nhà sản xuất trước khi bán tới tay người tiêu dùng.

-  OLP : Open Licene Program thuộc một trong các chương trình cấp phép cho của Volume Licensing- một chương trình mua sản phẩm của Microsoft dành cho khách hàng là đối tượng các công ty. Hợp đồng mua được ký trong vòng 2 năm, nếu hết hạn 2 năm thì chương trình sẽ cần phải ký lại

- FPP: Phần mềm được cung cấp dưới dạng bán lẻ dành cho những người dùng mua dưới 5 giấy phép. Các sản phẩm được cấp phép theo dạng này được đóng gói trong hộp có kèm theo đĩa cài đặt.

 


Quyết định số lượng License.

Quyết định số lượng License bạn cần :

Một sản phẩm phần mềm được chia nhóm theo các mức độ khác nhau: Nhóm sản phẩm(Product Pool), Sản phẩm(Product) và Phiên bản(Edition). 

Ví dụ: Với Microsoft®Office 2007 Professional, nhóm sản phẩm là Applications(nhóm các sản phẩm ứng dụng), sản phẩm là Office 2007 và phiên bản là Professional(bản chuyên nghiệp).

Nhóm sản phẩm(Product Pool) - Một phần mềm của Microsoft thuộc một trong ba nhóm sản phẩm sau:

-Ứng dụng (Applications) Là các chương trình phần mềm ứng dụng của Microsoft được dùng để thực hiện các công việc như soạn thảo văn bản, bảng tính hoặc trình diễn. Ví dụ Microsoft có một số bộ sản phẩm ứng dụng nổi tiếng như Microsoft Office, Microsoft Visio®, và Microsoft Project. Các bộ công cụ lập trình và các tiện ích khác cũng thuộc nhóm sản phẩm ứng dụng.

-Hệ thống (Systems) Các phần mềm hệ điều hành máy trạm (Desktop Operating System) như Microsoft Windows®Vista điều khiển một máy tính và cho phép người sử dụng chạy các ứng dụng trên máy tính đó.

-Máy chủ (Servers) Các phần mềm máy chủ Microsoft cung cấp hàng loạt các chức năng như quản lý cơ sở dữ liệu, e-mail, tin nhắn hoặc quản trị mạng, dành cho các nhân viên của một doanh nghiệp lớn hoặc một đơn vị kinh doanh có nhu cầu chia xẻ dữ liệu. Ví dụ về các máy chủ: Microsoft Exchange 2007 Server, Microsoft SQL Server™ 2008 và Windows 2008 Server.

Sản phẩm(Product) Các sản phẩm phần mềm. Ví dụ như Office, Visual Studio, Windows 2000, hay SQL Server.

Phiên bản(Edition) Mô tả các tính năng được bao gồm trong một sản phẩm.

Một hệ thống máy tính tại văn phòng, công ty... cần ít nhất các loại License sau:

License cho máy chủ (Server License):Gồm hai loại license:

-License cho hệ điều hành Windows trên máy chủ như Windows NT (tất cả các phiên bản) , Windows 2000 Server (tất cả các phiên bản) Windows 2003 Server (tất cả các phiên bản)

-License cho ứng dụng chủ (Application Server) như Microsoft Exchange Server (tất cả các phiên bản); Internet Acceleration Server (tất cả các phiên bản) ; MS SQL Server (tất cả các phiên bản) ...

License cho máy trạm (Client License) và các ứng dụng trên máy trạm: Gồm license cho tất cà các ứng dụng nào được cài đặt trên máy trạm. Như: MS Office (tất cả các phiên bản) ; MS Visual Studio (tất cả các phiên bản); trong trường hợp các ứng dụng này được cài trên máy chủ, license cũng cần phải được áp dụng.

License cho quyền truy cập ứng dụng trên máy chủ (Client Access License - CAL):Quyền truy cập máy chủ - Windows Client Access License hoặc ứng dụng chủ - Appication Server. Tức là cần ít nhất là Windows CAL và nếu có ứng dụng chủ cài trong hệ thống cần mua thêm Application Server CAL. Có hai loại CAL:

 +User CAL - quyền truy cập tính theo số lượng người dùng

 +Device CAL - Quyền truy cập tính theo số lượng thiết bị

Số lượng CAL, cũng như loại CAL cần phải mua phụ thuộc nhu cầu của công ty. Nếu trong công ty có nhiều người dùng chung máy tính thì nên mua theo Device CAL; Ngược lại, nếu trong công ty, một người sở hữu nhiều máy tính, thì nên mua theo User CAL.

Ví dụ: Công ty A có 100 nhân viên sử dụng 60 máy tính trạm (máy để bàn) dùng Windows Vista Business; 1 máy chủ cài Windows Server 2008 Standard để quản lý tài nguyên mạng và cài đặt Exchange Server 2007 Standard cũng trên máy chủ đó để gửi/nhận mail.

Các ứng dụng được cài đặt gồm: Windows Sever 2008 Standard; Exchange Server 2007 Standard; Office 2007 Standard. Số lượng license công ty cần phải mua là:

-License cho máy chủ:1 license cho Windows 2008 Server Standard; 1 license cho Exchange Server 2007 Standard

-License cho máy trạm:60 license cho Windows Vista Business; 60 license cho Office 2007 Standard

-License cho quyền truy cập các ứng dụng chủ:60 Device CAL cho Windows Server 2008; 100 User CAL cho Exchange Server 2007


Hướng dẫn kích hoạt sản phẩm

Sau khi bạn hoàn thành quá trình cài đặt hệ điều hành Windows, hệ thống sẽ yêu cầu kích hoạt phần mềm "Activate Windows". Có hai cách để thực hiện việc này:

+ Kích hoạt qua kết nối Internet; Hoặc

+ Kích hoạt qua điện thoại với dịch vụ hỗ trợ khách hàng của Microsoft tại Việt Nam

Description: http://www.microsoft.com/vietnam/licensing/images/icon_internet.gif

Kích hoạt thông qua kết nối Internet:

Nếu máy tính của bạn có kết nối Internet bạn có thể chọn hình thức kích hoạt này bằng cách lựa chọn "Yes, let’s activate Windows over the Internet now" và ấn vào nút "Next". Sau đó bạn tiếp tục làm theo hướng dẫn trên màn hình để nhập mã sản phẩm và kích hoạt.

Description: http://www.microsoft.com/vietnam/licensing/images/icon_phone.gif

Kích hoạt thông qua điện thoại với dịch vụ hỗ trợ khách hàng của Microsoft tại Việt Nam:

Nếu bạn không thể kích hoạt thông qua Internet, bạn có thể lựa chọn "Yes, I want to telephone a customer service representative to activate Windows" để kích hoạt thông qua điện thoại. Sau đó chọn "Next" để tiếp tục.

Hệ thống sẽ cung cấp cho bạn một chuỗi ký tự "Installation ID". Bạn hãy gọi điện đến sỗ điện thoại hỗ trợ khách hàng của Microsoft tại Việt Nam(84-4) 3935 1053 hoặc số Toll free 12011103 -Ấnphím 1để chọn tiếng Việt-Tiếp tục ấnphím 1để chọn kích hoạt sản phẩm. Bạn sẽ được yêu cầu nhập"Installation ID"và Microsoft sẽ cung cấp cho bạn"Confirmation ID"để hoàn tất việc kích hoạt.

 

Lưu ý quan trọng:

- Mỗi lần thực hiện kích hoạt Windows theo phương thức này, Installation ID sẽ được tạo ra khác nhau. Vì vậy, cho tới lúc bạn nhận được Confirmation ID từ Microsoft, xin đừng đóng giao diện này hoặc tắt máy.

- Việc kích hoạt sản phẩm được thực hiện qua hệ thống trả lời tự động.

- Có thể sử dụng bàn phím máy điện thoại để nhập số Installation ID theo từng nhóm 6 số


Các câu hỏi thường gặp về Cấp phép sản phẩm:

HỎI: Tôi mua máy đã có Windows được cài đặt sẵn, làm thế nào để biết được tôi có license của sản phẩm không (hoặc tôi sử dụng phần mềm có bản quyền hay không)?

ĐÁP: Thông thường các nhà sản xuất máy tính thường mua sản phẩm Windows phiên bản OEM (Original Equipment Manufacturer) của Microsoft để cài đặt lên máy tính cho người sử dụng. Trong trường hợp đó, trên vỏ máy tính của bạn có dán một tem "Chứng nhận Xác thực” (COA - Certificate of Authenticity). Tem đó được làm với công nghệ chống làm giả và có ghi mã sản phẩm cũng như Khóa Sản Phẩm (Product Key). Các nhà sản xuất máy tính cũng sẽ cung cấp thiết bị khôi phục sản phẩm (Restore/Recivery CD) để bạn có thể cài lại Windows trong trường hợp cần thiết. Để chắc là mình mua máy tính đã có hệ điều hành có bản quyền cài sẵn, bạn hãy truy nhập trang webhttp://www.microsoft.com/resources/howtotell/vi/và trả lời các câu hỏi trên đó.

HỎI: Tem COA là gì?

ĐÁP: COA là viết tắt của Certificate of Authenticity (Chứng nhận Xác thực). Một tem COA giúp bạn xác định một phần mềm Microsoft chính cống. Nó được chế tạo với các tính năng chống làm giả phức tạp. Với các hệ điều hành Microsoft® Windows®, tem COA phải được dán lên trên vở máy tính và tem này không được phép xé ra khỏi máy vì nó chứng thực chiếc máy đó chạy phần mềm có bản quyền. Tem COA cũng chứa Khóa Sản Phẩm (Product Key) được dùng trong trường hợp bạn cần cài đặt lại máy tính. Truy nhập vào trang web http://www.microsoft.com/resources/howtotell/en/coa.mspx để biết thêm thông tin.

HỎI: Đĩa CD Ảnh 3 Chiều Từ Cạnh-Đến-Cạnh là gì?

ĐÁP: Đĩa CD Ảnh 3 Chiều Từ Cạnh-Đến-Cạnh (Edge-to-Edge Hologram CD) là một giải phảp khôi phục cho hệ điều hành Windows® của bạn trong trường hợp cần thiết. Đĩa CD này được in ảnh trên toàn bề mặt theo công nghệ 3 chiều. Hình ảnh này là một phần của đĩa chứ không phải là nhãn dán lên trên bề mặt đĩa nên giúp dễ dàng phát hiện ra đĩa rởm. Sản phẩm Microsoft đích thực được kèm theo đĩa CD kiểu này.

HỎI: Giải pháp khôi phục là gì?

ĐÁP: Giải pháp khôi phục là phương pháp để khôi phục lại hệ điều hành Windows® trên máy tính của bạn trong trường hợp bị lỗi, mặc dù hệ điều hành Windows® rất ít khi xảy ra lỗi. Nếu xảy ra, thông thường nguyên nhân là do file hệ thống bị hỏng hoặc bị thay đổi, hoăc do phần cứng lỗi.

HỎI: Trong trường hợp nào tôi được nhận Đĩa CD Ảnh 3 Chiều Từ Cạnh-Đến-Cạnh?

ĐÁP: Bạn sẽ nhận được một Đĩa CD Ảnh 3 Chiều Từ Cạnh-Đến-Cạnh nếu bạn mua hệ điều hành Windows® khi bạn mua máy tính từ một nhà lắp ráp máy tính (System Builder) vừa hoặc nhỏ. Bạn có thể kiểm tra điều đó bằng việc xem tem COA dán trên vỏ máy tính của bạn. Nếu tem COA trên máy tính của bạn có dòng chữ "OEM Product” nằm bên dưới tên chương trình, HOẶC nếu số bên phía phải tem COA kết thúc bằng chữ cái "D” thì bạn sẽ nhận được một Đĩa CD Ảnh 3 Chiều Từ Cạnh-Đến-Cạnh từ nhà sản xuất máy tính.

HỎI: Tôi phải làm gì nếu không nhận được Đĩa CD Ảnh 3 Chiều Từ Cạnh-Đến-Cạnh?

ĐÁP: Trong trường hợp đó, hãy xem nhãn COA trên vỏ máy tính của bạn. Nếu trên nhãn COA đó có dòng chữ "OEM Product” dưới tên của chương trình, HOẶC, nếu dãy số nằm phía bên phải của nhãn COA kết thúc bằng chữ cái "D”, thì bạn phải nhận được một Đĩa CD Ảnh 3 Chiều Từ Cạnh-Đến-Cạnh từ nhà sản xuất máy tính. Nếu nhãn COA có một trong các dấu hiệu nói trên và bạn không nhận được Đĩa CD Ảnh 3 Chiều Từ Cạnh-Đến-Cạnh, hãy truy nhập vào địa chỉ website sau:http://www.microsoft.com/piracy/ReportingUs.mspxhoặc liên hệ với văn phòng Microsoft tại Việt Nam.

Nếu nhãn COA trên máy tính của bạn được chỉ định với tên của một nhà sản xuất máy tính (ví dụ: TOSHIBA, HP, IBM, DELL) HOẶC nếu dãy số bên phải của nhãn COA không kết thúc với ký tự "D” thì bạn sẽ không nhận được Đĩa CD Ảnh 3 Chiều Từ Cạnh-Đến-Cạnh từ nhà sản xuất.

HỎI : Tại sao Microsoft có các thay đổi về đóng gói sản phẩm?

ĐÁP:Có một số nhân tố để đưa ra các quyết định đó, trong số đó có:

Giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và sử dụng phần mềm có bản quyền

Tạo ra sự kiên định trong Thỏa thuận Giấy phép Người Sử Dụng Cuối (EULA) với sản phẩm OEM trong đó có nói rằng phần mềm được cấp phép cho máy tính chứ không phải cá nhân hoặc một tổ chức.

Tem COA là một minh chứng cho việc máy tính được cấp phép sử dụng phần mềm đích thực.

HỎI:Tại sao Microsoft quyết định sử dụng Đĩa CD Ảnh 3 Chiều Từ Cạnh-Đến-Cạnh với các sản phẩm phần mềm?

ĐÁP:Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Microsoft đã sử dụng các công nghệ chống làm giả bao gồm cả các ảnh ba chiều để giúp bảo vệ các tài sản trí tuệ của chúng tôi, bảo vệ khách hàng và cả các kênh đối tác. Nhu cầu về phần mềm Microsoft cao dẫn tới việc phát sinh một thị trường buôn bán các chương trình phần mềm giả mạo và không có bản quyền. Công nghệ làm giả ngày càng phát triển cũng đòi hỏi Microsoft phải đi trước một bước trong việc đưa các công nghệ chống làm giả mới tiến bộ hơn và đồng thời giúp cho người sử dụng cuối dễ nhận dạng được sản phẩm đích thực dễ dàng hơn.


 

Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn:
Total load time (116.118.48.94) : 0.07254s