Đang tải dữ liệu ...
Trang chủ

Bản quyền sở hữu trí tuệ - Khẳng định tầm quan trọng của bản quyền

TÔN TRỌNG BẢN QUYỀN CHÍNH LÀ TÔN TRỌNG DOANH NGHIỆP, ĐỐI TÁC CỦA BẠN Sở hữu trí tuệ, khi được sử dụng một cách có hiệu quả, là công cụ quan trọng giúp xây dựng hình ảnh về doanh nghiệp trong tâm trí của các khách hàng hiện tại và tương lai cũng như trong việc xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Kết hợp với các công cụ tiếp thị khác (như quảng cáo và các hoạt động khuyến mãi khác) quyền sở hữu trí tuệ có tính quyết định đối với việc tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và làm cho chúng có thể dễ dàng nhận biết được.






SOFT365 - Đơn vị cung cấp bản quyền phần mềm từ rất nhiều hãng trên thế giới với mức giá không thể hợp lý hơn!

Chúng ta sẽ đi theo từng bước để tìm hiểu về bản quyền sở hữu trí tuệ

1. BẢN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ?

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v…

Thuật ngữ IPR cũng hay được nhắc đến trong trường hợp này. IPR(Intellectual Property Rights), với việc sử dụng từ Property (tài sản), có thể thấy được có một điều gì đó chung giữa giữa việc sở hữu IPR và sở hữu nhà, ô tô. Điều này đúng, tuy nhiên IPR trừu tượng và mơ hồ hơn việc sở hữu nhà hoặc ô tô rất nhiều.

Cũng giống như nhà hoặc ô tô, chúng ta có quyền cho người khác sử dụng, có quyền bán để thu tiền. IPR cũng có tính chất giống như thế.

2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẢN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ


Hiện nay, người ta ngày càng quan tâm tới các vấn đề sở hữu trí tuệ. Nhưng đáng tiếc là vấn đề này lại thường xuyên được đề cập theo chiều hướng nhấn mạnh đến những điều gây tranh cãi và những tranh luận trái ngược nhau. Thực ra có rất nhiều nội dung về bảo vệ sở hữu trí tuệ mà mọi người có thể nhất trí được với nhau.


Để hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này, chúng ta cần dành một chút thời gian xem xét quá trình phát triển của quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và vai trò của IPR trong việc đạt được những những mục tiêu chung. Sau khi xem xét, chúng ta đi tới một kết luận rằng việc bảo vệ sở hữu trí tuệ đóng một vai trò sống còn trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng chỉ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không thôi sẽ không thể có được những phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng một quốc gia khó có thể đạt được những mục tiêu phát triển nếu không có sự bảo vệ này.

Bằng sáng chế bảo hộ rất nhiều các loại phát minh như kiểu dáng công nghiệp, quy trình sản xuất, sản phẩm công nghệ cao, hợp chất phân tử. Bằng sáng chế cũng được ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳ giống như bản quyền. Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền thúc đẩy "sự tiến bộ của khoa học và nghệ thuật” bằng cách cho các nhà phát minh được hưởng độc quyền tối cao trong một thời gian nhất định đối với những "phát minh” của họ.

Khái niệm về bằng sáng chế dựa trên cơ sở thỏa hiệp có đi, có lại. Nhà phát minh hay sáng chế có độc quyền tối cao trong việc sử dụng phát minh của mình trong một thời gian nhất định. Để đổi lại, quy định của hầu hết các quốc gia đều yêu cầu nhà phát minh công bố phương pháp tìm ra phát minh để cho mọi người có thể hiểu và học hỏi được từ những phát minh này. Sau khi thời hạn bảo hộ phát minh hết hạn thì bất cứ ai cũng có thể sử dụng hay bán phát minh này. Nhà phát minh được khuyến khích về mặt kinh tế để chấp nhận rủi ro và sáng tạo; xã hội nhận được lợi ích của phát minh và kiến thức của nhà phát minh được ứng dụng trong những lĩnh vực khác.

Người Mỹ luôn tự hào là một dân tộc có nhiều nhà phát minh sáng chế sẵn sàng thử nghiệm những cái mới trong cả ngành công nghiệp lẫn cả trong chính trị. Vì vậy, bằng sáng chế là một phần quan trọng trong lịch sử phát triển của Hoa Kỳ. Mặc dù hầu hết học sinh Mỹ có thể không biết rằng bằng sáng chế được đề cập tới trong Hiến pháp nhưng nhiều học sinh biết qua các bài học rằng một trong những bằng sáng chế đầu tiên được cấp cho máy tỉa hột bông của Eli Whitney, chiếc máy có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của Hoa Kỳ.

Nếu những gì đã diễn ra ở Mỹ là đúng quy luật thì nó cũng sẽ đúng ở các quốc gia khác, kể cả ở những quốc gia đang phát triển. Việc bảo hộ chặt chẽ sở hữu trí tuệ không những chỉ thúc đẩy sức sáng tạo mà còn tạo ra niềm tin vững chắc vào nền kinh tế đó, đủ để thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường chuyển giao công nghệ. Điều này đã được chứng minh trong một số nghiên cứu về quan hệ giữa sở hữu trí tuệ, đặc biệt là bằng sáng chế, với tốc độ phát triển. Chẳng hạn như một nghiên cứu đáng chú ý của Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu năm 2002 của Ngân hàng Thế giới đã phát hiện ra rằng "dù cho các quốc gia có mức thu nhập khác nhau nhưng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn gắn liền với phát triển thương mại và đầu tư nước ngoài, nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn”. Một ấn bản khác năm 2002 của Ngân hàng Thế giới mang tựa đề "Cẩm nang Phát triển, Thương mại và WTO” đã chú dẫn một số nghiên cứu tuy chưa đưa ra được những kết quả rõ ràng nhưng cũng đã chỉ ra rằng việc bảo hộ mạnh mẽ bằng sáng chế có thể: 1) gia tăng thương mại toàn cầu; 2) thu hút thêm được đầu tư trực tiếp nước ngoài; 3) tăng cường việc mua bán công nghệ và do đó có thể tăng năng lực sản xuất trong nước; 4) góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng.

Ngày nay, Giooc-đa-ni có thể là một ví dụ điển hình cho những kết quả nghiên cứu trên. Tại quốc gia này, việc gia tăng bảo hộ bằng sáng chế đã đem lại những lợi ích kinh tế hữu hình (xem bài "Giooc-đa-ni hưởng lợi từ việc cải cách việc bảo hộ sở hữu trí tuệ”). Viện Sở hữu Trí tuệ Quốc tế (IIPI) đã công bố một báo cáo đầy đủ vào tháng 8 năm 2004 nghiên cứu việc thành lập ngành công nghiệp công nghệ dược và thuốc chữa bệnh từ cây cỏ có khả năng cạnh tranh toàn cầu của Giooc-đa-ni. Báo cáo phát hiện ra rằng "Kinh tế Giooc-đa-ni đã được hưởng lợi lớn từ việc bảo hộ sở hữu trí tuệ tốt hơn trong thời gian gần đây” theo như công bố của IIPI. Báo cáo nhấn mạnh hệ thống bảo vệ sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là bảo vệ bằng sáng chế, "đã tăng cường tập trung vào những phát minh dựa trên nghiên cứu cho các công ty dược phẩm của Giooc-đa-ni”.


Điều này đã được thể hiện trong đóng góp tăng đột biến của ngành chăm sóc y tế, từ 2,8% năm 1997 lên tới 3,5% năm 2001, vào GDP của Giooc-đa-ni. Kể từ năm 1997 số lượng việc làm trong các lĩnh vực y tế tăng thêm 52%. Báo cáo cũng cho thấy "ngành dược phẩm là ngành lớn thứ hai ở Giooc-đa-ni và từ năm 1999 tới 2002 lượng thuốc xuất khẩu của các công ty Giooc-đa-ni tăng thêm 30%”.

Theo NĐ 99/2013/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

1. Mức phạt tiền đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các Điều từ 16 đến 21 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.


3. THỰC TRẠNG BẢN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Đánh giá về thực trạng vi phạm và xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, ông Phạm Văn Toàn, Phó Chánh thanh tra, Bộ Khoa học và Công nghệ, nêu rõ, qua thực tiễn xử lý, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý trên 22.400 vụ việc liên quan tới hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; xử phạt 53 tỷ đồng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Riêng thanh tra ngành khoa học và công nghệ đã xử lý 752 vụ việc, xử phạt 344 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt gần 6 tỷ đồng; thanh tra ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã xử lý 419 vụ việc, xử phạt 384 đối tượng vi phạm với tổng số tiền phạt trên 9 tỷ đồng…

Quang cảnh buổi tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền SHTT trong TPP

Quang cảnh buổi tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền SHTT trong TPP


Phát hiện, xử lý 20 công ty vi phạm sở hữu trí tuệ về phần mềm máy tính

Ngày 31/3, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Liên minh Phần mềm (BSA) tổ chức Lễ phát động "Tháng hưởng ứng Ngày sở hữu trí tuệ thế giới vì mục tiêu hội nhập”.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban thường trực Chương trình hành động 168 về hợp tác phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2 (2012-2015), các lực lượng thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã xử lý khoảng 26.000 vụ việc với tổng số tiền xử phạt trên 68 tỷ đồng.

Cụ thể, các cơ quan chức năng đã tịch thu, buộc tiêu hủy, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với 70 tấn thực phẩm chức năng các loại; hàng chục nghìn chai rượu các loại; gần 27.000 sản phẩm thuốc tân dược; 80.900 tấn phân bón và hàng triêu sản phẩm điện tử, túi xách, dầy dép, quần áo thời trang, lương thực thực phẩm giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; buộc tiêu hủy hàng chục nghìn đĩa CD-VCD không tem nhãn có nguồn gốc nhập lậu.

Riêng trong lĩnh vực bản quyền phần mềm máy tính, năm 2015, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiểm tra đột xuất 89 doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định pháp luật về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính. Đoàn đã kiểm tra 3.942 máy tính, xử phạt hành chính 2,52 tỷ đồng.

Trongquý I/2016, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50 (Bộ Công an) kiểm tra hơn 20 công ty tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM có dấu hiệu vi phạm SHTT về chương trình phần mềm máy tính. Hiệnđang tiến hành xử lý theo những qui định của pháp luật.

Ông Roland Chan, Giám đốc cấp cao phụ trách Chương trình Tuân thủ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương của BSA cho hay, một trong những mục tiêu lớn của BSA trong tháng này là nâng cao nhận thức về rủi ro an ninh mạng đi kèm sử dụng các phần mềm không có bản quyền. Thời gian qua, BSA đã có hợp tác với các cơ quan chính phủ Việt Nam khởi xướng nhiều chương trình tuyên truyền để hỗ trợ các công ty giải quyết về phần mềm có giấy phép và quản lý phần mềm hiệu quả và đem lại những hiệu quả tốt cho doanh nghiệp.

4. GIẢI PHÁP

 Hiện trang bản quyền sở hữu trí tuệ là vậy? Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn nó? Đầu tiên chính là tuyên truyền tới các doanh nghiệp cá nhân về vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ. Điều này được thể hiện tại nội dung nhiều cuộc hội thảo.

Tuyên truyền thông qua báo chí, hội thảo

Tại hội thảo ngày 19/4/2016 Microsoft Office 265 và Azure – Nâng tầm doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới,Ms. Mai Trang (phụ trách bộ phận tuân thủ bản quyền Microsoft) đã có bài giới thiệu cũng như nhấn mạnh về tầm quan trọng tuân thủ bản quyền Microsoft.


Ms. Trang giải đáp các thắc mắc vấn đề của các Khách Quý tham dự hội thảo

Rất nhiều câu hỏi quan tâm từ phía khách hàng về vấn đề này, hội thảo vô cùng sôi nổi. Bản quyền cũng chính là vấn đề chìa khóa của các doanh nghiệp.

Tại sao? Một doanh nghiệp họ có tôn trọng bản quyền chính là tôn trọng chính bản thân mình, tôn trọng khách hàng và đối tác của họ.

Xử phạt mạnh mẽ

Ngày 20/4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và BSA (Liên minh Phần mềm) đã tổ chức Tọa đàm doanh nghiệp với chủ đề "Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”.

Tọa đàm doanh nghiệp với chủ đề "Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”.

Tại buổi Tọa đàm, ông Trần Văn Minh, Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đã chia sẻ về công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm máy tính.

"Thanh tra Bộ đã phối hợp với Bộ Công an, xử lý và giải quyết 100% đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chủ sở hữu chương trình phần mềm máy tính. Từ năm 2006 – 2015, tiến hành thanh tra đột xuất 541 doanh nghiệp trên cả nước và số máy tính được kiểm tra hơn 27.000 máy, phát hiện hành vi sao chép tác phẩm phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu, Thanh tra Bộ đã lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành gần 500 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước làhơn 8,6 tỷ đồng" ông Minh cho biết.

KẾT LUẬN

Vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ vẫn đang tiếp tục trên con đường đưa đến một thế giới tôn trọng bản quyền, tôn trọng chất xám. Việc thúc đẩy sự phát triển văn hóa, tăng cường sức sáng tạo và phát triển kinh tế, bảo vệ sự an toàn và sức khỏe cộng đồng là những mục tiêu chung. Tất cả chúng ta đều muốn sống trong những xã hội tôn vinh và thúc đẩy những giá trị này. Trong khi bàn luận về sở hữu trí tuệ ngày nay, chúng ta cần nhớ tới vai trò của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

THÔNG TIN LIÊN HỆ MUA BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI SOFT365.VN
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TSG
Địa chỉ:Tầng 5, Tòa nhà SG, B19/D21 khu ĐTM Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. (Ngõ 72 Trần Thái Tông hoặc Ngõ 82 Dịch Vọng Hậu)
Hồ Chí Minh: Tầng lửng, International Plaza, 343 Phạm Ngũ Lão, Quận 1, HCM
Website: www.soft365.vn | Email: info@tsg.net.vn
Điện thoại: 04 7305 0506 | 08 7308 0508
Gặp kinh doanh: Mr. Khanh | 0983 614 984 | khanh.le@tsg.net.vn
Gặp kỹ thuật: Mr. Vinh | 0903 26 56 40 | vinh.ta@tsg.net.vn
GIẢI PHÁP HÀNG ĐẦU - DỊCH VỤ HOÀN HẢO
Đối tác chính thức của các hãng phần mềm nổi tiếng trên thế giới






 

 

Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn:
Total load time (116.118.48.94) : 0.07s