Đang tải dữ liệu ...
Trang chủ

GẶP GỠ VỊ CEO MỚI CỦA AUTODESK

Tại sự kiện Autodesk Universiry được tổ chức gần đây tại London, phóng viên Martyn Day đã có cuộc trò chuyện với CEO mới của Autodesk Andrew Anagnost để tìm hiểu thêm về tầm nhìn kinh doanh của ông đối với công ty, và nghe ông chia sẻ thêm về những kế hoạch phát triển chủ yếu của công ty, bao gồm phương thức đăng ký bản quyền phần mềm, công nghệ in 3D, sản phẩm Fusion, và vai trò của các nhà bán lẻ giá trị gia tăng (VARs – value added resellers).


Tháng 2 vừa qua, sau 24 năm cống hiến cho Autodesk, CEO Carl Bass đã mãn nhiệm. Điều hành Autodesk từ năm 2006, vị CEO này đã thay đổi văn hóa công ty để tập trung vào cải tiến sản phẩm, phát triển các dòng sản phẩm mới, mang lại những lĩnh vực thiết kế mới, dành sự tập chung cho lĩnh vực sản xuất chế tạo.

Mô hình kinh doanh của công ty cũng đã thay đối, hướng tới việc mang lại cho người dùng những dịch vụ thông qua công nghệ đám mây, bằng một bước chuyển từ việc cấp bản quyền phần mềm vĩnh viễn sang hình thức đăng ký dùng sản phẩm có thời hạn. Và trong tháng 6, Andrew Anagost, một trong những "Autodesker” lâu năm, đã được bổ nhiệm làm CEO mới.




Trong vài chục năm tại Autodesk, ông Anagnost đã nắm giữ nhiều vị trí tại công ty, bao gồm Giám đốc Marketing và Phó chủ tịch cao cấp mảng Phát triển kinh doanh. Ông cũng là một trong những nhân tố có đóng góp quan trọng và định hướng đối với sự ra đời và phát triền của Inventor, một dòng sản phẩm chính đầu tiên khác nữa của Autodesk có vai trò quan trọng tương tự như AutoCAD.


CEO mới của Autodesk, Andrew Anagnost

Anagnost thừa kế một công ty với giá cổ phiếu tăng trưởng và tiếp tục mô hình kinh doanh của mình bằng cách đưa công ty có giá trị 2.14 tỷ USD này đi theo con đường bán sản phần mềm đăng ký bản quyền thông qua công nghệ đám mây, tuy nhiên giờ đây ông đã có thể điều hành mọi khía cạnh kinh doanh của công ty, bao gồm việc định hướng phát triển sản phẩm.

D3D: Vốn xuất thân từ cả hai lĩnh vực kỹ thuật và kinh doanh của công ty, vậy thực chất ông đam mê cái nào trong cả hai?

Anagnost: Đam mê của tôi là giải quyết những bài toán khó, những vấn đề lớn. Không nghi ngờ gì, tôi vốn xuất thân từ nền tảng sản xuất chế tạo, nhưng có hai lĩnh vực mà tôi rất có hào hứng.

Đầu tiên là xây dựng, và tôi cho rằng tôi có chút may mắn ở đây, thực ra đó là nhờ vào sự công nghiệp hóa mà chúng tôi có cơ hội mang tới cho người dùng mô hình BIM – Building Information Modelling (tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình xây dựng) vào trong việc xây dựng.

Với tôi đó là một cơ hội thú vị cho các khách hàng của chúng tôi, cho Autodesk, và cho tôi vì thực sự tôi cảm nhận được tôi đã gia tăng thêm được một giá trị vô cùng lớn cho kiến thức của mình để hiểu mọi thứ được vận hành như thế nào trong quá trình chế tạo sản xuất, bởi vì mô hình hóa sẽ càng ngày càng có vai trò quan trọng hơn nữa.

Lĩnh vực còn lại mà tôi dành nhiều đam mê cho nó chính là việc chúng tôi đi sâu vào tự động hóa sản xuất. Ngay bây giờ nghe có vẻ rất kỳ dị, nhưng trong vòng 5 năm sắp tới chúng tôi sẽ tiến rất gần tới việc có thể tự động hóa quy trình tạo ra một mô hình 3D phức tạp, khi đó chỉ với một cái ấn nút bên này, và cho ra một linh kiện cần chế tạo ở bên kia trong một nhà máy sản xuất đa năng.

Đó là những đam mê dài hạn, trong ngắn hạn, tôi có những mục tiêu hướng tới khách hàng. Tôi hứng thú với phương thức kinh doanh theo dạng đăng ký sử dụng sản phẩm và qua kênh đối tác để quảng bá. Chúng tôi chưa đạt được mục tiêu nhưng tôi có thể nói rằng mục tiêu đó sắp đạt được.

D3D: Autodesk đã loại bỏ máy in 3D (Ember) và dường như không còn trang bị phần cứng, mặc dù vẫn còn hệ thống dùng cho sản xuất là Pier 9. Vậy vấn đề phần cứng sẽ xử lý ra sao?

Anagnost: Có lẽ bạn vẫn nhớ cuộc cách mạng của in ấn trực tiếp trên màn hình máy tính? Thế giới đã thay đổi khi Adobe cho ra đời PostScript bởi khi đó thứ bạn nhìn thấy chính là thứ sẽ được in ra, chúng trông hoàn toàn như nhau.

Mục tiêu của chúng tôi là để đảm bảo thứ bạn nhìn thấy chính là thứ bạn tạo ra, nhưng quan trọng và giá trị hơn nhiều đó là việc chúng tôi thể hiện vai trò của PostScript trong chế tạo sản xuất hơn là chỉ đơn thuần sản xuất phần cứng.

Vì thế nếu chúng tôi chỉ có 1 đôla để chi tiêu chúng tôi sẽ chọn dùng nó cho việc phát triển PostScript và những loại hình tự động hóa mới từ việc chế tạo sản xuất hơn là đi xây dựng phần cứng. Ember chỉ là bước đệm để thí nghiệm qua đó chúng tôi đánh giá được hoạt động của nó và rút ra kinh nghiệm cho mình. Đó không bao giờ là kế hoạch kinh doanh chính mà chúng tôi hướng đến.

D3D: Bằng việc cho người dùng đăng ký sử dụng phần mêm bản quyền, công ty đang chuyển từ việc cấp phép bản quyền vĩnh viễn sang phương thức đăng ký mua bản quyền. Một số khách hàng sử dụng các sản phẩm hoàn thiện hơn đang lo lắng về giá trị mà họ nhận được.

Anagnost: Mục tiêu của chúng tôi là trở thành một công ty kinh doanh trên nền tảng công nghệ đám mây, nghĩa là chúng tôi nhắm vào việc thay đổi toàn bộ chuỗi giá trị với một tập hợp khác biệt về giá. Tôi cho rằng trong tất cả sự xôn xao khi người ta nói về việc "xấu” mà chúng tôi đang làm, người ta lại không nhớ tới những điều "tốt” khác mà chúng tôi làm được.

Chi phí duy trì tạo cảm giác chúng tôi đang tăng giá, nhưng hầu hết những khách hàng đã từng trải nghiệm khi mua các sản phẩm của Autodesk đều cảm thấy chúng tôi đang giảm giá.

Ở đây hoàn toàn là nguyên tắc Âm Dương. Từ mục tiêu ban đầu nay trở thành mô hình kinh doanh công nghệ đám mây, với những mức giá tương ứng trong suốt chuỗi giá trị của chúng tôi.

D3D: Với những khách hàng đã ký hợp đồng mua bản quyền dùng cho doanh nghiệp (ELA – Enterprise Licence Agreement), thời hạn trong vòng 3 năm đối với những khách hàng lớn của Autodesk, các mức tăng giá có vẻ khá cao. Hình thức đăng ký sản phẩm bản quyền đang đặt ra câu hỏi cho các doanh nghiệp rằng họ muốn chi bao nhiêu cho các công cụ của mình. Điều đó không giống như kinh doanh thông thường.

Anagnost: Tôi đồng ý, tôi không nghĩ đó là kinh doanh thông thường. Tôi cho rằng một số khách hàng đang vật lộn với các mức giá, tôi đặt tôi vào vị trí của họ và tự đối thoại rằng: Vâng chi phí duy trì sẽ là một cuốc chiến, tôi tự hỏi "Việc gì đang diễn ra?” và "Đâu là giá trị cần tìm?”

Tôi có trao đổi và thậm chí gọi điện cho những chủ cửa hàng nhỏ cũng như lớn, và tôi quả quyết với họ rằng: Tôi hiểu và tôi cần các bạn cho chúng tôi thời gian 1 năm để chứng minh chúng tôi mang lại giá trị cho các bạn.

Nếu chúng tôi không làm được, hãy bỏ chúng tôi. Tôi nói đi nói lại chỉ một câu chuyện như vậy với các khách hàng nhưng tôi phải tạo ra sự tương phản đó cho hàng trăm ngàn khách hàng mới là những người trước đó chưa từng mua sản phẩm của chúng tôi.

Những khách hàng hiện có của chúng tôi đang rất nghi ngờ về những gì đang diễn ra, trong khi có những khách hàng mới gửi email nói rằng chúng tôi đang tiết kiệm cho họ.

Có thể bạn không thấy hai mặt của vấn đề. Tôi thấy mặt khó khăn và nhận ra những gì Autodesk cần làm để giải quyết điều đó và tạo dựng niềm tin. Và sau đó là mặt còn lại của vấn đề khi chúng tôi đã tạo được niềm tin… và nếu tôi có thể mang tới cả hai điều đó cùng nhau thì đó sẽ là chiến thắng dành cho mọi người.

D3D: Tầm nhìn của ông đối với Fusion là gì?

Anagnost: Với Fusion tôi muốn thu hẹp mục tiêu của sản phẩm một chút. Trước đó tôi có nói về cách giải quyết vấn đề tự động hóa sản xuất, tôi cho rằng Fusion là nến tảng để thực hiện điều đó. Đó là nền tảng để giải quyết vấn đề đi từ khâu thiết kế đến chế tạo và thực hiện theo một phương thưc tự động hóa hoàn toàn với sự đơn giản hóa cực độ và tự động hóa cao độ.

Vì vậy tôi cần tập trung cho nó thêm chút nữa. Fusion có vai trò dài hạn trong lĩnh vực này – không nghi ngờ gì nữa, ngành công nghiệp thiết kế cơ khí đang hoàn toàn cần thiết phải có những công cụ đẳng cấp mới mang ý nghĩa hỗ trợ và tự động hóa. Fusion đang đi đúng hướng, sản phẩm đang được tập trung hơn nữa cho bài toán dài hạn cấp thiết đó.

D3D: Ông có cho rằng giá của Fusion hiện tại là đúng đắn? Hiện tại giá hơi thấp.

Anahnost: Vâng hiện tại giá khá thấp. Bất cứ khách hàng nào khi mua sản phẩm đều sẵn lòng trả mức giá đó, thông thường là như thế, nhưng bạn cũng phải thứ nhận và nhìn xem những gì chúng tôi mang lại qua sản phẩm đó.

Một mặt chúng tôi có những khách hàng hiện hữu phàn nàn vế giá trị đồng tiền mà chúng tôi mang lại cho họ và mặt khác chúng tôi có một sản phẩm như thế này giúp hỗ trợ thiết kế giả lập phi tuyến tính với mức giá $300 một năm. Có một chút không nhất quán ở đó và cần phải điều chỉnh.

D3D: Tầm nhìn của ông đối với con đường tiếp cận thị trường và càc nhà bán lẻ là gì vì những thay đổi trong ký quỹ đang làm giảm số lượng các nhà bán lẻ giá trị gia tăng (VARs)?

Anagnost: Số lượng các đối tác kênh phân phối chúng tôi có đã giảm đáng kể trong 3 năm qua. Tầm nhìn trong công việc kinh doanh của chúng tôi trong vòng 3 hay 5 năm tới, ít nhất 50% doanh số chúng tôi có được trong kinh doanh nhờ vào các đối tác kênh phân phối.

Chúng tôi vẫn kinh doanh thông qua kênh phân phối trong 5 năm tới, và nhân tiện, quy mô kinh doanh sẽ phát tiển hơn gấp công đôi việc kinh doanh hiện tại. Có nghĩa là sẽ có vai trò to lớn của các VARs trong kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi không kinh doanh phần mềm xử lý ngôn ngữ, chúng tôi kinh doanh các sản phẩm phần mềm phức tạp hơn.

Tương lai hợp tác của chúng tôi với các đối tác sẽ có 3 kịch bản sau.

Thứ nhất, họ sẽ là kênh thu hút quảng bá vì đó là điều giúp cho các sản phẩm phức tạp như của chúng tôi tiếp cận thị trường.

Thứ hai, họ sẽ là kênh tiêu thụ, là phần lớn mạnh nhất trong danh mục của chúng tôi khi mà khách hàng bấm nút chọn lựa giá trị gia tăng một lần duy nhất và nhu cầu này ngày càng tăng.

Và thứ ba là họ trở thành những nhà phát triển sản phẩm bên thứ ba như ban đầu. Họ trở lại như 30 năm trước khi hợp tác với chúng tôi, tùy biến sản phẩm của chúng tôi theo ý muốn khách hàng, nhưng sẽ là trên nền tảng Forge chứ không phải máy tính để bàn.

Ngoài ra sẽ không còn tương lai phát triển nào cho các đối tác chỉ đơn thuần bán các sản phẩm AutoCAD hay LT. Vì đó không phải là định hướng kinh doanh sắp tới của chúng tôi.

D3D: Ông cũng sẽ là một CEO bao quát trong quản lý như Bass không?

Anagnost: Tôi khá tỉ mỉ trong mọi việc mà công ty đang làm, điều mà có thể có lợi hoặc bất lợi cho mọi người đang làm việc trong công ty.

Carl rất tỉ mỉ trong vấn đề sản phẩm, còn tôi lại tỉ mỉ trong nhiều thứ. Tôi tỉ mỉ trong những việc mà tôi đam mê, đó là xây dựng và tự động hóa sản xuất, như đã nói ban đầu, tuy nhiên sự tỉ mỉ cũng sẽ có trong việc quản lý thương hiệu và phương thức phục vụ khách hàng của đội ngũ kinh doanh. Vì thế có thể nói rằng đúng, tôi sẽ là một CEO khá bao quát.


Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn:
Total load time (116.118.48.94) : 0.24265s